Kết quả tìm kiếm cho "trên quê hương Tân Duyệt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 142
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV được tổ chức từ ngày 5/5 đến 28/6 (chia thành 2 đợt), quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đơn vị hành chính các cấp. Trước thềm kỳ họp, nhiều tâm tư, kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang được gửi gắm.
Theo CNN, một tuần trôi qua kể từ sau thời điểm trận động đất kinh hoàng có cường độ 7,7 vào chiều ngày 28/3 khiến đất nước Myanmar rung chuyển với ít nhất hơn 3.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, cảnh tượng tại nhiều khu vực ở Myanmar vẫn trong cảnh hoang tàn, thiếu thốn đủ đường.
Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế vào sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 đã được “Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, do đó chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Dù được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2020, nhưng TP. Long Xuyên vẫn còn một số tiêu chuẩn chưa đạt so quy định. Khắc phục vấn đề này, tháng 6/2023, UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị TP. Long Xuyên đến năm 2035. Từ đó, đề xuất nhóm giải pháp khả thi hướng đến hoàn thiện đô thị loại I, đưa địa phương vươn lên xứng tầm.
Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi; kiểm tra tình hình, đôn đốc thực hiện dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh và dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
An Giang là 1 trong 4 tỉnh kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL, tiếp giáp Campuchia, có tiềm năng lớn về du lịch (DL), thương mại và nông nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh dài 5.637km. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh xác định 3 lĩnh vực trọng tâm: Kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu và sẽ quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chia sẻ.
Chặng đường 10 năm kể từ khi được UNESCO ghi danh, dân ca Ví, Giặm đã và đang chứng minh sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ, với những kết quả tích cực trong công tác truyền dạy di sản cho cộng đồng, mở rộng mạng lưới hoạt động của các câu lạc bộ.
10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Sáng 9/9, tại quảng trường Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và kỷ niệm 45 năm Ngày tái lập huyện Thoại Sơn (23/8/1979 - 23/8/2024).
Bản Lũy Ải, hay còn gọi là Mường Ải thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người, xóm đại diện dân tộc Mường vào năm 2008.